Như các bạn đã biết, chứng quyền là một sản phẩm đầu tư sinh lợi cực lớn trên thị trường. Mức vốn bỏ ra thấp nhưng khoản lợi thu lại là vô cùng nhiều. Ở mục trước, chúng mình đã giới thiệu đến các bạn khái niệm về chứng quyền đảm bảo. Ngày hôm nay, chúng mình sẽ chia sẻ đến các bạn những lợi ích và rủi ro của nó. Để các bạn có một cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về sản phẩm này. Hãy đồng hành cùng turksv.com khám phá bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Chứng khoán Việt Nam đang đà phát triển
Thị trường chứng khoán nước ta đang từng bước phát triển và hoàn thiện. Đặc biệt, sự ra đời của nhiều sản phẩm mới lạ mang đến sự thay đổi lớn đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chứng quyền là một trong những loại công cụ được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy chứng quyền là gì? đầu tư vào lĩnh vực này có mang lại rủi ro không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Cơ bản về định nghĩa chứng quyền
Chứng quyền được biết đến là chứng khoán tài sản có đảm bảo được phát hành bởi công ty chứng khoán. Sản phẩm phổ biến ở nước ta làm chứng quyền có đảm bảo như Đức, Anh, Hồng Kông, Canada… Dự kiến ở Việt Nam các công ty chứng khoán kể từ quý III năm 2019 sẽ phát hành loại chứng quyền này. Trên thị trường Quốc tế hiện nay, có 2 loại chứng quyền đang được đưa ra giao dịch là chứng quyền bán và mua.
Phân loại chứng quyền
- Chứng quyền bán: quyền thuộc về người sở hữu, nhưng chứng khoán cơ sở không được bán với mức giá trước thời điểm đáo hạn hoặc đã được xác định cụ thể trước đó.
- Chứng quyền mua: quyền thuộc về người sở hữu, những loại chứng khoán cơ sở không có nghĩa vụ mua với mức giá trước thời điểm đáo hạn hay được xác định trước đó
Các ích lợi khi đầu tư chứng quyền
Ích lợi đầu tiên
Lợi ích thứ nhất phải kể đến là chứng quyền giúp tỷ suất sinh lợi tăng cao: biên độ của chứng quyền có đảm bảo (CW) dao động với giá lớn, CW về mặt lý thuyết có thể giao động từ 100 đến 200% hoặc tăng lên trong 1 ngày. Từ thời điểm nhà đầu tư mua CW đến khi về T+2 thì việc nhân đôi, nhân ba là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, đối với chứng khoán cơ sở thì điều này không thể xảy ra. Bởi biên độ chỉ ở mức 7 đến 15% trong 1 ngày, tùy vào sàn giao dịch HSX, UPCOM hay HNX.
Lợi ích thứ hai
Chứng quyền xác định lãi không giới hạn và mức lỗ tối đa. Nếu xét về khoản lợi nhuận, thì sản phẩm này có lợi nhuận khá khủng. Theo dự kiến, nếu chứng khoán cơ sở không như mong muốn thì độ lỗ tối đa chỉ bằng với mức phí đã mua chứng quyền. Đối với giá mua chứng khoán cơ sở, phần phí này chỉ bằng từ 7 đến 15%.
Lợi ích thứ ba
Chứng quyền tương tự chứng khoán cơ sở với nhiều giao dịch dễ dàng. Việc thực hiện, thao tác giao dịch là vô cùng đơn giản và không hề phức tạp. Không cần mở tài khoản mới, nhà đầu tư vẫn có thể mua trên tài khoản cơ sở. Hơn nữa, khi giao dịch CW nhà đầu tư không cần mở tài khoản tại CTCK vẫn có thể thực hiện
Lợi ích thứ tư
Chứng quyền có vốn đầu tư thấp hơn đầu tư chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư mua chứng quyền chỉ từ 7 đến 15% chứng khoán cơ sở. Thay vì phải bỏ tiền ra mua chứng khoán cơ sở với khoản tiền lớn. Hơn nữa, chứng quyền không giới hạn sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Xét về khía cạnh này, sẽ là một lợi thế cho nhà đầu tư khối ngoại.
Các rủi ro khi đầu tư chứng quyền
- Rủi ro đầu tiên là mất phí khi tham gia mua chứng quyền: giá thanh toán ngay ngày đáo hạn bằng hoặc nhỏ hơn so với chứng quyền mua thì sẽ không được thanh toán và phần phí mua sẽ mất hoàn toàn. Vì vậy, nhà đầu tư phải tìm hiểu và nắm bắt được thời điểm nào nên mua loại chứng khoán này.
- Giới hạn chứng quyền: nhà đầu tư sẽ nhận được lãi chênh lệch vào lúc đáo hạn từ nơi phát hành CW. Tuy nhiên, CW sẽ không còn giá trị sử dụng và trên sàn chứng khoán hủy bỏ niêm yết.
- Thị trường chứng khoán luôn thay đổi theo từng ngày, vì vậy các nhà đầu tư phải luôn đưa ra những quyết định sáng suốt để tránh bị thua lỗ.
Trên đây đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về chứng quyền là gì? Những lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào chứng quyền. Hy vọng bạn sẽ thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực này. Nếu các bạn thấy bài viết thú vị, nhớ để lại 1 like và bình luận dưới bài viết nhé. Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại.