Như các bạn đã biết, chứng quyền là công cụ sinh lợi vô cùng nhiều nhưng rủi ro cũng nhiều. Đặc biệt tình hình, diễn biến dịch covid vẫn chưa hết nóng. Thị trường chứng quyền cuối tháng 9 đã chứng kiến khối ngoại xả hàng đồng loạt với số lượng lớn. Đây thực sự là giai đoạn đầy biến động, thị trường vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của dịch covid. Thị trường cuối tháng 9 đã diễn ra như thế nào? Vì sao khối ngoại đua nhau bán hàng loạt với khối lượng lớn? Hãy cùng turksv.com phân tích ngay nhé.
Mục Lục
Sơ lược thị trường cuối tháng 9
Các chứng quyền MWG và HPG đều bật tăng tích cực theo sắc xanh của cổ phiếu cơ sở. CMWG2104, CMWG2106, CMWG2107 lần lượt tăng 4.29%, 2.01% và 4.29%, chứng quyền CHPG2112 tăng 10%, các mã còn lại nhích nhẹ dưới 2%. Trong khi đó, các chứng quyền MSN lại giao dịch trái chiều dù cổ phiếu MSN kết phiên với sắc xanh 3.7%. CMSN2104, CMSN2105, CMSN2106 giảm lần lượt 1.14%, 4.04% và 2.82%.
Thị trường nhìn chung có xu hướng giảm
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 29/09/2021 với 30 mã giảm, 16 mã tăng và 6 mã đứng giá. Sắc đỏ tiếp tục bao trùm nhóm chứng quyền ngân hàng. CSTB2105 giảm mạnh 14%, CSTB2106 giảm 9.68%, CSTB2108 giảm 8.16%, CSTB2107 giảm 4.14%, CHDB2102 giảm 2.22%, CTCB2106 giảm 2.01%, CMBB2104 giảm 1.61%…
Thanh khoản tiếp tục suy yếu
- Khối lượng giao dịch của thị trường chứng quyền trong phiên ngày 29/09/2021 tiếp tục suy yếu chỉ đạt 11.3 triệu đơn vị, giảm 20.24%. Giá trị giao dịch đạt 28.2 tỷ đồng, giảm 12.96% so với phiên ngày 28/09/2021.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên 29/09/2021 với tổng mức bán ròng đạt 76.4 ngàn đơn vị. Trong đó, CMSN2106 và CHDB2102 là hai mã chứng quyền bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất.
Vài điểm sáng le lói
Trong phiên giao dịch ngày 29/09/2021, CHPG2111 và CMSN2105 tiếp tục là hai mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng và giá trị giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/09/2021, toàn thị trường có 30 mã giảm, 16 mã tăng và 6 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 76.4 ngàn đơn vị.
Nhận định lại giá trị các chứng quyền
Nhận định dựa vào các chỉ số
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 30/09/2021. Khung giá đang được giao dịch trên thị trường là khung giá hợp lý của các chứng quyền. Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Các mã có sự hấp dẫn đầu tư
Theo định giá trên, CTCB2101 hiện là mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất. Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Theo đó, CPNJ2105 và CVJC2101 hiện là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 5.39 và 5.27 lần.
Qua bài viết trên, các bạn đã bổ sung thêm cho mình những thông tin đầy hữu ích rồi. Nếu là một nhà đầu tư ưa mạo hiểm, các bạn có thể cân nhắc sản phẩm này. Chứng quyền một công cụ đầu tư có khả năng sinh lợi cực lớn. Tuy nhiên sự rủi ro đem lại từ nó là cũng không hề nhỏ.