Như các bạn đã biết, phái sinh là công cụ sinh lợi vô cùng lớn của thị trường chứng khoán. Hình thức này hiện còn khá mới mẻ và có tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Nhiều người muốn tìm hiểu xem liệu nó có bao nhiêu sản phẩm, rủi ro ra sao… Thế nhưng ít người biết nguồn gốc của phái sinh đến từ đâu. Và hôm nay, turksv sẽ giới thiệu đến các bạn nguồn gốc hình thành của chứng khoán phái sinh. Có lẽ, sau khi đọc xong bài viết, các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi xuất xứ của nó.
Mục Lục
Có rất nhiều sở giao dịch trên thế giới
Trên thế giới, có khoảng 100 Sở giao dịch đã đưa vào sản phẩm chứng khoán phái sinh, thuộc 41 khu vực quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế đã và đang phát triển. Các tổ chức tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh đều là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm mạng lưới các ngân hàng, tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức/cá nhân có lượng vốn lớn, sử dụng chứng khoán phái sinh như phương tiện phòng hộ rủi ro và giao dịch chênh lệch giá.
Phái sinh phát triển đầy vượt bậc
Sự phát triển vượt bậc và rộng khắp của thị trường chứng khoán phái sinh là kết quả của một quá trình hình thành, thay đổi và sáng tạo qua hơn hàng trăm năm, kể từ khi giao dịch phái sinh trên nông phẩm đầu tiên được tổ chức tại thị trường Nhật Bản và thị trường Hà Lan vào đầu thế kỷ 17. Khởi nguồn tại Nhật Bản, giao dịch phái sinh trên Gạo đã được tổ chức thông qua Sở giao dịch Gạo Dojima tại Osaka.
Thị trường lúc còn sơ khai
Thị trường bấy giờ được tổ chức với những hình thức nguyên sơ nhất, như ghi sổ, trao đổi giấy tờ hợp đồng, thông qua một “chợ đầu mối” Dojima, phương tiện truyền tin chỉ qua thư báo và tín hiệu. Sản phẩm này phục vụ giới thượng lưu võ sĩ Nhật Bản, vào thời đó, “tiền lương” của các samurai được chi trả bằng lúa gạo. Tại Hà Lan, trung tâm giao dịch thương mại của khu vực châu Âu, phái sinh trên lúa mỳ cũng phục vụ nhu cầu của rất nhiều quốc gia cần tích trữ và chi trả chi phí thương mại bằng nông phẩm. Thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán phái sinh hoàn toàn chưa được điện tử hóa.
Phát triển hơn từ thế kỷ 19
Sang thế kỷ 19, tại Hoa Kỳ, thị trường phái sinh trên nông phẩm cũng được hình thành, và đặt một bước tiến mới cho chu kỳ mở rộng giao dịch thương mại và chung chuyển vốn toàn cầu sang cả các sản phẩm phái sinh trên những tài sản cơ sở khác nông phẩm. Về cơ bản, đất nước Mỹ với diện tích quốc gia rộng lớn, việc buôn bán nông phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết “mưa thuận gió hòa”.
Sự ra đời gắn liền với ngành nông nghiệp
Trong những năm nhiều thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, nông phẩm trở nên khan hiếm, đắt đỏ. Để ổn định thị trường nông phẩm, nhằm bảo hộ, giảm thiểu rủi ro về giá. Do nông phẩm bị dư thừa hoặc khan hiếm. Năm 1848 tại Chicago (Hoa Kỳ), một Hội đồng mậu dịch kỳ hạn đã ra đời. Một năm sau đó, Trung tâm giao dịch mua bán nông phẩm kỳ hạn ra đời. Nó hoạt động theo phương thức đấu giá cạnh tranh. Qua đó hình thành các hợp đồng mua bán kỳ hạn
Qua bài viết trên, các bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức đầy thú vị rồi. Hy vọng bài viết này đã giải đáp hết những tò mò của các bạn về nguồn gốc phái sinh. Một nguồn gốc khá bất ngờ và cũng đầy thú vị phải không nào. Không ai nghĩ chứng khoán phái sinh lại có thể liên quan đến nhà nông như thế.