Hiện nay, các nước đều đang tập trung đẩy mạnh phát triển và chuyển đổi công nghệ số trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như nông nghiệp, giáo dục, y tế,… Chuyển đổi số là xu thế chung tất yếu của thế giới. Vì thế cho nên bắt kịp xu thế là điều cực kỳ quan trọng. Chủ trương đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong các ngành nghề đang được chính phủ và nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Vậy trong quá trình thực hiện công cuộc chuyển đổi số của ngành tài chính đã diễn ra những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài phân tích sau.
Mục Lục
Chủ trương đẩy nhanh chuyển đổi số ngành tài chính
Ngành tài chính đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết để hướng tới chuyển đổi số trong ngành tài chính, hiện nay Bộ Tài chính đã có đầy đủ có hệ sinh thái về mặt tổ chức với 6 Cục công nghệ thông tin tại cơ quan Bộ và 5 Tổng cục. Với gần 500 nhân viên làm công tác công nghệ thông tin.
Đồng thời, hạ tầng phát triển công nghệ được xét trên khía cạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành. Đội ngũ nhân lực về công nghệ thông tin đã đáp ứng được các yêu cầu về phát triển, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin của ngành tài chính.
Tầm nhìn của chương trình chuyển đổi số quốc gia
Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chính phủ ban hành vào tháng 6/2020 đã nhấn mạnh tài chính là một trong các lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Bộ Tài chính là một trong những cơ quan nhiều năm dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong khối các cơ quan Chính phủ. Bộ Tài chính đang tiên phong tiến hành quá trình chuyển đổi số.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua ngành tài chính đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Công nghệ thông tin được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính. Trở thành huyết mạch trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt, cùng các nhiệm vụ quản lý nội ngành.
Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành tài chính
Bộ Tài chính cũng bước đầu triển khai ứng dụng một số công nghệ mới của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ví dụ như công nghệ ảo hóa máy chủ nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư phần cứng; công nghệ phân tích dữ liệu lớn; công nghệ mạng xã hội, công nghệ di động trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hệ thống thuế điện tử, hải quan điện tử, hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, hệ thống một cửa quốc gia hải quan ASEAN…
Lộ trình chuyển đổi số trong ngành tài chính
Đối với lộ trình chuyển đổi số tại Quyết định số 2445/QĐ-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính phê duyệt Kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính. Lộ trình chuyển đổi từ Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của ngành Tài chính được chia thành 03 giai đoạn.
Theo đó, giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành tài chính; hướng tới Chính phủ phục vụ. Lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành; thông qua Chính phủ điện tử và các công cụ số hóa. Công nghệ thông tin đóng vai trò là công cụ hỗ trợ quan trọng xây dựng Tài chính điện tử.
Mục tiêu đề ra cho đến năm 2025
Giai đoạn đến năm 2025, tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành tài chính số. Trong số đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên; thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa. Từ đó cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh. Công nghệ thông tin trở thành phần chiến lược của ngành tài chính. Giúp thiết lập hệ thống dữ liệu tài chính mở; tạo nền tảng cho hệ sinh thái tài chính số.
Mục tiêu của giai đoạn năm 2030
Giai đoạn đến năm 2030, thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Ngành tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số. Dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ tài chính; chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số. Công nghệ thông tin đóng vai trò đồng nhất với các hoạt động nghiệp vụ trong môi trường số hóa hoàn toàn; và nền tài chính thông minh quản lý và phát triển nền kinh tế số quốc gia.
Tạm kết
Trên đây là chia sẻ về những gì đang diễn ra trong quy trình chuyển đổi số ngành tài chính. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể truy cập vào website của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến công cuộc chuyển đổi số ở nước ta.