Giá dầu thế giới tăng mạnh do nhu cầu sử dụng loại nhiên liệu này ngày càng cao. Tổng kết cuối tháng 9 cho thấy đà tăng trưởng của nhiên liệu dầu trên thế giới tăng liên tiếp trong 6 ngày, cao nhất kể từ tháng 10 năm 2018. Theo báo cáo thu hút tồn kho dầu thô lớn vào tuần trước, giá dầu tiếp tục tăng mạnh nhưng nguồn cung vẫn bị hạn chế. Tổ chức xuất khẩu dầu thế giới vẫn đang thận trọng trong việc cung ứng nguồn dầu ra thị trường. Các nhà cung ứng vẫn đang cân đối giữa nguồn cung và cầu tránh tình trạng lạm phát bùng nổ.
Mục Lục
Nhu cầu sử dụng dầu tăng đẩy giá dầu lên cao
Giá dầu Brent, được xem là tiêu chuẩn cho giá dầu thế giới. Tính đến nay loại dầu này đã tăng 6 ngày liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Hiện tại giá dầu Brent đang đứng ở mức 80 USD/thùng. Trong khi đó giá dầu thô ngọt nhẹ WTI cũng tăng liên tiếp 5 phiên để đạt mức 86 USD/thùng. Đà tăng của giá dầu cho thấy nhu cầu về loại nhiên liệu này đang vượt quá khả năng cung ứng. Nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới được ước tính vào khoảng 500.000 thùng mỗi ngày. Trong khi đó, Tổ chức xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vẫn đang thận trọng trong việc gia tăng nguồn cung.
Mùa đông đang đến gần trên nhiều quốc gia, do đó nhu cầu tiêu thụ năng lượng được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng. Điều kiện này sẽ đẩy giá dầu lên mức 90 USD/thùng. Trong tuần trước, giá dầu WTI tăng 3%, trong khi giá dầu Brent tăng gần 3,7%. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục tích trữ dầu thì nguy cơ lạm phát sẽ bùng nổ và khó kiểm soát được giá cả.
Giá dầu tăng đè nặng áp lực lên các nhà cung ứng
Nhà phân tích Chiyoki Chen tại công ty môi giới giao dịch Sunward Trading đã tết lộ một vài thông tin. Hiện nay, giới đầu tư vẫn lạc quan khi sự gián đoạn nguồn cung ở Mỹ; sau các cơn bão đang kéo dài hơn dự kiến. Trong khi đó, thời điểm hiện tại là thời điểm nhu cầu sử dụng dầu đang tăng lên. Nguyên nhân là do nhiều nước nới lỏng các biện pháp phong tỏa; và triển khai tiêm chủng vaccien ngừa COVID-19 rộng rãi hơn.
Một yếu tố khác cũng đang đè nặng lên nguồn cung. Các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu của Châu Phi gồm Nigeria và Angola đang vật lộn để tăng sản lượng lên mức hạn ngạch. Đây là yêu cầu do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đặt ra. Theo một số nhận định tình hình này có thể kéo dài ít nhất là sang năm tới. Khi các vấn đề về thiếu đầu tư và bảo trì dai dẳng tiếp tục cản trở hoạt động sản xuất thì giá dầu vẫn chịu nhiều ảnh hưởng.
Giá dầu thế giới tăng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
việc giá dầu thế giới tăng tác động 2 mặt đến kinh tế Việt Nam. Ở mặt tích cực, giá dầu tăng sẽ giúp tăng thu ngân sách nhà nước từ dầu thô. Bên cạnh đó, nguồn thu gián tiếp từ các loại thuế từ xăng, dầu cũng sẽ tăng. Trước đó, khi giá dầu giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất – kinh doanh trong lĩnh vực khai thác dầu khí của Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước có thể tính toán tận dụng thời điểm này để tăng khối lượng khai thác, xuất khẩu. Đại diện Bộ Công Thương cho biết vừa qua, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm tới 60%-80%. Bộ Công Thương cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tăng xuất khẩu dầu thô. Việc này giúp DN phát triển và để thêm nguồn thu cho nhà nước. Dù vậy, bộ vẫn lưu ý DN phải tính toán kỹ, làm sao để tăng sản xuất nhưng phải bảo đảm được đầu ra.